Đình làng Đức Nghĩa là biểu tượng của văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của người dân phường Đức Nghĩa, TP Phan Thiết. Chính vì vậy mà việc gìn giữ các giá trị văn hóa đình làng, cũng chính là để kế thừa dòng chảy văn hóa của dân tộc. Cùng trang web Phanthietvn.com khám phá nét văn hóa của đình làng Đức Nghĩa!
Nét văn hóa đình làng của người việt
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, trong đời sống người dân Việt Nam khi xưa. Đình làng khi khởi dựng được phục vụ nhiều mục đích, từ thờ tự, tế lễ, là nhà hội đồng chung, là nơi xử kiện, nộp sưu thuế. Nơi nghỉ cho khách lỡ độ đường. Đình làng cũng là nơi vui chơi, nơi sinh hoạt ca hát, có đình làng còn là lớp học…
Đình làng còn được coi như biểu tượng của quyền lực làng xã. Nó có chức năng như một ngôi nhà lớn của cộng đồng. Tuy nhiên, theo dòng chảy lịch sử, nhất là vào khoảng thế kỷ 18, sự phát triển của kinh tế tư nhân thương mại đã làm tàn phai phần nào chức năng gốc của ngôi đình. Các ngôi đình dần bị “đền hóa’, nó gần như trở thành đền thờ, chỉ tập trung sinh hoạt vào những ngày lễ hội chính của làng.
Sự hình thành của Đình làng tại Phan Thiết
Đình làng đã xuất hiện từ thế kỷ thứ II – III như một trạm dừng chân dọc đường nơi làng xã. Đình làng thật sự phát triển vào thời Hậu Lê (1428-1527), và trở thành nơi thờ tự Thành hoàng (Thần làng) và các vị thần khác. Trong dòng chảy lịch sử ấy, phủ Hàm Thuận xưa cũng lập nên các đình làng, dinh vạn. Để thờ tự những Tiền hiền có công lập ấp và thần Nam Hải phò trợ nghề biển như đình làng Đức Nghĩa, Dinh Vạn Thủy Tú….
Lịch sử của đình làng Đức Nghĩa
Đình làng Đức Nghĩa – Phan Thiết trước đây được dựng ngay ngã tư đường Ngô Sĩ Liên. Do ông Nguyễn Văn Bàn chủ trì việc xây cất vào năm Bính Ngọ (1846) bằng tranh lá đơn sơ. Đến đời Tự Đức năm Giáp Tý (1864) do yếu tố phong thủy, nên ông Trần Văn Kim vận động dân làng dời đình về làng Thành Đức. Đình tọa lạc trên mỏm phía bắc của đồi cát trắng động làng Thiềng. Có khuôn viên rộng hơn ba ngàn mét vuông. Hướng đình quay về phía tây, lệch bắc 15 độ, cũng là hướng nhìn ra sông Cà Ty.
—- Quảng cáo—-
Click để xem chương trình tour xe jeep
Tuy nhiên, vì những lý do khách quan về phong thổ địa lý, nên dân làng dời đình lên động cát làng Thành Đức (làng Thành Đức nhập với vạn Nam Nghĩa thành làng Đức Nghĩa). Đình xây dựng trên động cát cao, phía trước có ao sen lớn.
Đình làng Đức Nghĩa có dạng kiến trúc giống như Đình làng Đức thắng. Ví dụ như cổ lầu là nơi tập trung phần trang trí nghệ thuật đặc sắc nhất trong tổng thể đình làng. Ở đây nghệ nhân xưa đã dùng nghệ thuật ghép mảnh sứ, sành để tạo nên hình tượng Tứ Linh. Những phần dưới của mái hạ, các bờ nóc, bờ quyết cũng được trang trí nghệ thuật làm ngôi đình vừa cổ kính vừa trang nghiêm.
Nghệ thuật chạm khắc bên trong đình làng Đức nghĩa
Nội thất: ở phần trang trí nghệ thuật chạm khắc bên trong Đình chính, với hệ thống bao lam bằng gỗ. Như bức rèm nhủ xuống các khám thờ bởi những dây leo, hoa lá, chim muông người thợ xưa chạm khắc. Nghệ thuật trang trí Đình làng Đức Nghĩa, cả ngoại thất và nội thất phối hợp với nhau tạo nên những đường nét kiến trúc cổ hài hoà và đạt đến đỉnh cao so với một số ngôi đình trong thời kỳ này.
Đọc thêm: Chùa Ông Phan Thiết
Đình làng Đức Nghĩa, nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa
Đình còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm. Trong đó có đề cập đến ruộng đất của làng, đến lịch sử nguồn gốc dân cư ở làng. Quan trọng nhất trong số đó là 13 sắc phong của các đời vua Triều Nguyễn ban tặng cho Thành Hoàng làng cùng các vị thần khác. Kể cả nữ Thần Thiên YAna Diễn Ngọc Phi của người Chăm.
Văn hóa, kiến trúc cổ xưa của đình làng Đức Nghĩa hay các đình khác, luôn có sự hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Nếu có cơ hội đi, và ghé qua TP Phan Thiết. Du khách yêu thích tìm hiểu về lịch sử đình làng chắc chắn sẽ khó bỏ qua các đình làng ở Phan Thiết.
—- Quảng cáo—-
Click để xem chương trình tour xe jeep
Bài viết: Tổng hợp
Đọc thêm:
–Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết tự túc
–Làng Chài Mũi Né nơi ngắm bình minh tuyệt đẹp
–Làng Chài Xưa Mũi Né, điểm đến lịch sử