thành phố phan thiết

Lịch sử hình thành Phan Thiết – Bình Thuận

Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai. Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh lấy đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), chỉ còn để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại và đặt là Thuận Thành trấn, rồi lập Bình Thuận phủ vào năm 1697, lấy đất phía Tây Phan Lang lập hai huyện An Phước và Hòa Ða. Sau cải làm Bình Thuận dinh và lập các đạo Phan Lang, Phan Thiết, Ma Ly và Phố Hài…

thành phố phan thiết

Tháp nước – biểu tượng của TP Phan Thiết / Ảnh : Nguyễn Hữu Thành

Lịch sử hình thành Tỉnh Bình Thuận

Ðời Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ. Năm 1827, Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Ðịnh. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa. Năm 1888, Ðồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa. Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Ðồng Nai Thượng sát nhập vào Bình Thuận. Năm 1905, phủ Di Linh cũng được trích thuộc về Bình Thuận.

—- Quảng cáo—-

nước mắm phan thiết
Nghề làm nước mắm ở Phan Thiết có truyền thống lâu đời / Ảnh : Nguyễn Hữu Thành

Những móc thời gian hình thành Tỉnh Bình Thuận 

– Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), và chỉ để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành.
– Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại đặt tên là Thuận Phủ và năm1694 đặt là Thuận Thành trấn.
– Năm 1697: Lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Sau cải thành Bình Thuận Dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ.
– Năm 1827: Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa.
– Năm 1883: Hòa ước ký với Pháp (ngày 23 tháng 7) sáp nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ.
– Năm 1884: Hòa ước Patenôtre (ngày 6 tháng 6) lại đưa Bình Thuận về Trung Kỳ.
– Năm 1888, vua Đồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa.
– Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào Bình Thuận.
– Năm 1905: Phủ Di Linh được nhập vào Bình Thuận.
– Trước năm 1975: Bình Thuận có 8 Quận: Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm.
– Năm 1976: Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải.

– Đến tháng 4 năm 1992, Thuận Hải lại chia ra thành hai tỉnh riêng: Bình Thuận và Ninh Thuận. Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991.Bình Thuận bây giờ vẫn bao hàm cả Bình Tuy (huyện Hàm Tân bây giờ).

làng chai xua
Đánh cá là nghề truyền thống của người dân Mũi Né / Ảnh : Internet  

Sự hình thành của Thành Phố Phan Thiết

Ngược dòng thời gian, nếu ngày xưa phần đông người ta thường nói hình ảnh của cái tĩn nước mắm là biểu tượng cho vùng đất Phan-Thiết, thì ngày nay biểu tượng đó đã bị thay đổi vào bằng với những màu sắc kỳ quan đa dạng khác mang tính chất thiên nhiên có vẻ đẹp nên thơ, thừa sức để quyến rũ được thị hiếu của rất nhiều người.

Những ngôi nhà xưa ở Phan Thiết
Những ngôi nhà có kiến trúc xưa nay vẫn còn tồn tại!/ Ảnh:@Phanthietpho

Theo tổ chức hành chánh vào năm 1999, thì thị xã PhanThiết đã được nâng cấp trở thành thành phố trung tâm của tỉnh Bình-Thuận, và gồm có 14 phường, 4 xã. Về địa lý, thì nó nằm ở miền duyên hải cực Nam của miền Trung có diện tích tự nhiên là 206,45km2 (đang dự trù mở rộng lên thêm 276,270km2 vào năm 2015 cùng con số đầu người tăng theo ước lượng là 312.000) với chiều dài ven bờ biển là 57,40km, và chiều dài của quốc lộ 1A xuyên qua địa phận là 7km. Thành Phố PhanThiết nằm cách Nha-Trang chừng 250km, cách Hồ-Chí-Minh chừng gần 200km và cách Hà-Nội 1518km theo đường bộ. Ngoài ra, PhanThiết còn có quốc lộ 55 đi tới Vũng-Tàu, quốc lộ 28 nối liền với miền đất ở cao nguyên.

lang-chai-xua-phanthietvn5
Bản đồ địa chính TP Phan Thiết vào những năm 1932

Và nếu muốn nói theo cách khác, thì vùng đất Phan-Thiết cũng nằm cùng trên vĩ độ với rặng núi đoạn cuối cùng của dãy Trường Sơn ở tận xa về phía Tây. Và như ai cũng biết, tỉnh Bình Thuận xưa kia vốn là dải đất cuối cùng của vương quốc Chămpa, nhưng về sau lại được sáp nhập vĩnh viễn vào Đại Việt. Do vậy, cho nên bây giờ những di tích của các ngôi tháp Chàm Poshanu còn ở quanh vùng chính là dấu ấn rực rỡ biểu tượng cho nền văn minh, văn hóa ở địa phương từng đã có một bề dày lịch sử vàng son trong thời kỳ quá khứ. Tuy nhiên, chừng nửa thế kỷ trước đây thì ít có ai có thể nghĩ ra rằng trong tương lai, thì các ngôi tháp Chàm đó sẽ là một kho tàng quý hiếm để thu hút khách đi du lịch Phan Thiết tìm đến để vui thú tham quan.

truong-duc-thanh-phan-thiet
Trường Dục Thanh nơi Bác Hồ dừng chân dạy học.

Nhật thực toàn phần là cột móc cho du lịch Phan Thiết

Và cũng không được biết có phải là do sự ngẫu nhiên nào mà sau một sự kiện nhật thực hi hữu, thì người ta mới nhận thấy ra rằng tiềm năng du lịch của mảnh đất Phan Thiết rất là phong phú. Ngày nhật thực toàn phần ấy xảy ra vào ngày 24-10-1995, lúc bấy giờ, các nhà khoa học về thiên văn được biết chính xác là nếu đứng quan sát ngay tại toạ độ địa dư Mũi Né, hoặc núi Tà Dôn thì sẽ được nhìn thấy rõ ràng hơn bất cứ chỗ nào hết. Để có thể dễ dàng theo dõi, từ những phút giây hồi hộp diễn biến vô cùng ngoạn mục về hiện tượng tuần hoàn của thiên nhiên kỳ ảo.

nhật thực toàn phần ở Bình Thuận
Nhật thực toàn phần ở Bình Thuận & tem bưu chính của sự kiện này!

Và ngày đặc biệt đó cũng là ngày đầu tiên, mà Phan Thiết đã có dịp được đón nhận một số thành phần du khách người nước ngoài (gồm cả các nhà khoa học, phóng biên bào chí) đến quan sát, nghiên cứu, cùng với hàng vạn người trong nước háo hức kéo nhau đến Mũi Né để quan chiêm. Từ đó về sau, cái tên của mảnh đất Phan Thiết đột nhiên bắt đầu được người ta chú ý tìm thấy trong các chương trình quảng bá rầm rộ về du lịch tại những tháp Chàm, các đồi cát trắng tinh hoặc đỏ. Đến bãi biển êm đềm có cảnh quan sinh hoạt thuyền chài nhộn nhịp ở tại địa phương nầy. Nơi, mà từ xưa nay từng đã được nổi danh với những làng nghề truyền thống chuyên làm nước mắm.

Phan Thiết ngày nay

Phan Thiết ngày nay đang trên đà khởi sắc nhờ lợi thế có ven biển sạch đẹp, có khí hậu quanh năm nắng ấm, những địa điểm du lịch Mũi Né nổi tiếng và trục giao thông thuận tiện. Cho nên ngay từ đầu thập niên trong thiên niên kỷ thứ ba, thì chính quyền nơi đây cũng đã kịp thời dấy lên một phong trào kêu gọi nhiều dự án đầu tư du lịch. Và nhờ vậy, mà bây giờ bộ mặt thành phố Phan Thiết đã hoàn toàn khác lạ hơn xưa với nhiều công trình chỉnh trang thành phố khang trang, mới mẻ, như mở rộng được không gian dễ nhìn với hình ảnh náo nhiệt quen thuộc hằng ngày của ba thành phần sắc dân chính là Việt-Chăm-Hoa hòa đồng sinh hoạt nơi phố phường chợ búa.

biển hòn rơm mũi né
Biển hòn rơm, địa điểm du lịch được du khách nổi tiếng tại Mũi Né / Ảnh : Nguyễn Hữu Thành

Du khách trong nước, thì họ sẽ không bỏ qua dịp để đến tìm thú vui ở khu phố Tây lạ mắt đã dần được thành hình trên con đường Nguyễn Đình Chiểu ở khu Hàm Tiến. Và tìm đến các quán ăn hải sản để thưởng thức các đặc sản như mực một nắng chấm với nước mắm, trái thanh-long, bánh căn, bánh rế, cốm hộc, dông cát nướng sa tế, cùng với các loại gỏi cá mai, cá đục, cá suốt pha trộn theo kiểu địa phương.  

trượt cát mũi né
Đồi cát đỏ luôn là địa danh được du khách yêu thích mỗi khi đến với Mũi Né / Ảnh : Phú Sơn

Mũi Né trở thành khu du lịch Quốc Gia

Ngày 22/3/2021, Thủ tướng đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2040, tầm nhìn 2050. Theo đó, khu du lịch sẽ được mở rộng lên hướng Thiện Nghiệp (nơi xây sân bay Phan Thiết) nối qua khu ven biển hai huyện Bắc Bình và Tuy Phong. Địa giới xác định từ sông Phú Hài (Phan Thiết) đến sông Lũy (Phan Rí Cửa).

bản đồ quy hoạch khu du lịch quốc gia Mũi Né
Bản đồ quy hoạch khu du lịch quốc gia Mũi Né

Quy hoạch được lập trên quan điểm gắn với bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị tài nguyên nổi trội gắn liền với biển, cát, cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa, các thắng cảnh nổi tiếng như: Bàu Trắng, tháp Chăm Pô Sah Inư, đồi cát bay Mũi Né… Việc xây dựng khu du lịch cũng gắn liền với bảo vệ môi trường, từng bước thích nghi với biến đổi khí hậu và ứng phóng thiên tai.

Khu du lịch quốc gia Mũi Nẽ sẽ kết nối với các điểm du lịch tiềm năng, quan trọng khác của Bình Thuận và trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên; phát triển du lịch, đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Theo: Wikipedia

Đọc thêm: Mũi né xưa khi chưa phát triển du lịch như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

error: Content is protected !!