Tháp Poshanu tinh hoa kiến trúc của người Chăm tại Bình Thuận

Phan Thiết có một địa điểm rất hấp dẫn những du khách thích tìm hiểu về lịch sử văn hóa, đó chính là tháp Poshanu. Một công trình kiến trúc nổi tiếng của vương quốc Chăm Pa xưa, vẫn còn trường tồn cho tới ngày hôm nay.

Tháp Poshanu
Ảnh:@somaly_ng

Tháp Poshanu ở đâu?

Tháp Chàm Poshanu cách thành phố Phan Thiết 7 cây số, nằm trên ngọn đồi Bà Nài của phường Phú Hài. Gần với di tích Lầu Ông Hoàng ngày xưa,  trên đường đi từ Phan Thiết ra Mũi Né. Đây cũng là địa điểm tham quan yêu thích của khách đi du lịch Phan Thiết.

tháp chàm Posahnu Mũi Né
Ảnh:@smilewithvietnam

Nguồn gốc tháp chàm Poshanu Mũi Né

Nhóm đền tháp chàm Poshanu Mũi Né  do người Chăm xây dựng liên tục trong nhiều năm cuối thế kỷ VIII, để thờ thần Shiva. Đây là vị thần được người Ấn Độ và người Chăm ngưỡng mộ, tôn sùng. Đến thế kỷ XV trong khuôn viên tháp, người Chăm xây dựng thêm các đền thờ để thờ công chúa chăm Poshanư. Từ đó có tên là tháp Poshanu.

—- Quảng cáo—-

le-hoi-kate-binh-thuan-phanthietvn
Lễ hội Tết Kate của đồng bào dân tộc Chăm.

Đến năm 1992 – 1995 thì những nhà khảo cổ đã phát hiện ra 3 tòa tháp chính. Lịch sử ghi lại rằng ngày xưa ở đây còn có một đền thờ lớn nữa, những đã bị chôn vùi dưới lòng đất từ hơn 300 năm trước.
Năm 1990 – 2000 tháp đã được tu bổ, tôn tạo và hiện nay đã hoàn thành việc tu bổ toàn bộ di tích.

Tháp Poshanu
Lễ hội Tết Kate của đồng bào dân tộc Chăm.

Tháp Poshanư là tinh hoa kiến trúc của người Chăm

Đây là di tích kiến trúc Chăm duy nhất còn lại ở vùng đất Phan Thiết. Nhóm đền tháp Poshanu được xây dựng cách đây hơn 1.200 năm đến nay chỉ còn 3 tháp (Tháp chính, tháp vừa, tháp nhỏ). Trong lòng ngôi tháp chính vẫn còn bệ thờ Linga – Yoni biểu tượng của thần Shiva bằng đá xanh đen đến nay vẫn còn nguyên vẹn với nhiều thớt đá được chạm trổ, điêu khắc thành những hình tượng biểu trưng cho sự tồn tại và sinh sôi nảy nở của dân tộc Chăm.

Tháp Poshanu
Tháp là tinh hoa kiến trúc của người Chăm

Trong tháp vừa nhiều tài liệu cho biết cuối thế kỷ XIX vẫn thờ một con bò bằng đá rất lớn, nhưng sau đó không thấy nữa. Ngày nay chủ nhân của những ngôi tháp cổ này là các làng Chăm Ma Lâm, Hàm Trí, Hàm Phú (Hàm Thuận Bắc). Hàng năm bà con từ các khu vực trên xuống tháp Poshanu làm các nghi lễ tôn giáo. Những năm gần đây di tích này được trùng tu. Mức độ thăm viếng và thực hiện các nghi lễ của người Chăm ngày càng tăng.

Tháp Poshanu
Ảnh:@thai_phu0ngng0c

Lễ hội Kate của đồng bào dân tộc Chăm

Trong dịp tết Katê hàng năm tại nhóm đền – tháp Poshanu đông vui như ngày hội lớn. Đồng bào Chăm tổ chức các tục lệ tín ngưỡng và hoạt động văn hóa đặc sắc. Du khách thập phương cũng đổ về đây tham quan, nghiên cứu và thưởng thức nét văn hóa truyền thống của người Chăm. Nhóm đền tháp chăm Poshanư đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích quốc gia. Lễ hội Kate thường được diễn ra vào tháng 7 theo Chăm Lịch (lịch của người Chăm) thì sẽ rơi vào tầm tháng 9-10 dương lịch.

le-hoi-kate
Lễ hội tết Kate của đồng bào dân tộc Chăm

Những trãi nghiệm thú vị tại Tháp Chàm Poshanu

Tháp Chàm Poshnu giá vé tham quan là 15.000vnd/ khách. Ngoài việc tìm hiểu thêm về văn hóa của người Chăm thì du khách cũng sẽ có thêm những trãi nghiệm thú vị khác tại đây:

Hóa thân người Chăm chụp ảnh bên cạnh ngọn tháp

Với lối kiến trúc độc đáo, màu vàng của gạch, khoác lên mình bộ đồ của dân tộc Chăm, chắc chắc bạn sẽ có được những tấm ảnh đẹp và độc đáo.

tháp Poshanu
Ảnh:@lehuynhanh2307
tháp Poshanư
Ảnh:@sam.ng_official
tháp Posahnu
Ảnh:@huyenpuh

Dạo quanh khuôn viên Tháp Chăm

Toàn bộ khuôn viên tháp Poshanu ngoài những tòa tháp ra, còn có những mãng xanh khác khá đẹp mắt. Như những hàng phượng ở lối đi lên tháp. Những vườn hoa, bụi hoa giấy đặc thù của miền biển Phan Thiết.

Tháp Poshanu
Những mảng xanh này là nơi rất lý tưởng cho những tấm ảnh cực đẹp!/ Ảnh:@ksenia asadullina
Hoa giấy Tháp Poshanu
Và không thể thiếu những bụi hoa giấy ở nơi này / Ảnh:@lien.phung_1

Trò chuyện với người Chăm

Trong khu vực tháp có nhiều người dân tộc Chăm sinh sống nơi đây. Trò chuyện với họ sẽ giúp cho du khách biết nhiều hơn về văn hóa, con người, cuộc sống của đồng bào dân tộc Chăm.

Tháp Poshanu
Bạn sẽ được trò chuyện và chụp ảnh chung với những bà con dân tộc Chăm nơi đây/ Photo:@anh3phuong

Đọc thêm: Lịch sử hình thành Phan Thiết – Bình Thuận

Thưởng thức nghệ thuật dân gian của người Chăm

Đến với tháp Poshanu du khách không chỉ được tham quan, chụp ảnh. Mà sẽ tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa của người Chăm bằng những tiết mục nghệ thuật dân gian, được ban quản lý tổ và xem những người bản địa làm dệt vải thủ công.

tháp chăm Bình Thuận
Thưởng thức nghệ thuật của người Chăm.

Mua sản phẩm gốm của người Chăm

Sẽ thật thiếu xót nếu như không nhắc tới nghề làm gốm của người Chăm. Nghề gốm của người Chăm mang giá trị về văn hóa truyền thống. Được thể hiện qua kỹ thuật chế tác gốm độc đáo, đó là không dùng bàn xoay, gốm được nung lộ thiên bên ngoài. Các sản phẩm từ gốm được chế tác bởi người Chăm có hình dạng rất cuốn hút, nghệ thuật độc đáo.

gốm bàu trúc
Gốm Bàu Trúc /Ảnh:@foolishbe4ts

Tại khu trưng bày của Tháp Chàm Poshanu có rất nhiều sản phẩm gốm như vậy từ làng gốm Bàu Trúc nổi tiếng. Hãy mua cho mình một vài sản phẩm gốm đem về vừa lưu niệm, vừa mang về trang trí cho ngôi nhà của bạn.

gốm bàu trúc
Gốm Bàu Trúc/ Ảnh:@cactushome.nt
làng gốm bàu trúc
Ảnh:@punnnnn_leeeeeo

Đi gì đến tháp Chàm Poshanu Mũi né

Tháp Poshanu nằm ngay trên đường từ Phan Thiết đi Mũi Né. Từ các resort thuộc khu vực Mũi Né hay Hàm Tiến, du khách có thể đi xe bus số 1 hoặc số 9 để đi thẳng tới tháp. Nếu không muốn chờ đợi lâu thì du khách có thể đi bằng xe taxi hoặc thuê xe máy đi tới tháp.

>>>Đọc thêm: 
Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết tự túc
Bảo tàng cổ vật ở Mũi Né của nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Ẩn
Tháp nước Phan Thiết biểu tượng 90 năm tuổi của tỉnh Bình Thuận

5/5 - (1 bình chọn)

error: Content is protected !!