Nước mắm Phan Thiết cho đến tận ngày nay vẫn luôn làm tròn được nhiệm vụ gìn giữ cái truyền thống vốn có trong từng giọt nước mắm ngon sạch nguyên chất, dù đã trải qua rất nhiều thăng trầm của 300 năm làng nghề nhưng sự phát triển đó luôn được công nhận bởi sự nổi tiếng của nước mắm Phan Thiết, sự có mặt của nước mắm trong mọi gian bếp của gia đình Việt, ai cũng trân trọng cũng cảm nhận được giá trị của nước mắm mang lại.
Nói Về Nước Mắm Phan Thiết
Chỉ cần bạn tìm kiếm với từ khóa “Nước mắm Phan Thiết” bạn sẽ biết rằng nước mắm Phan Thiết nằm trong Top 5 làng nghề nước mắm trứ danh từ xưa tới nay. Từ đó bạn cũng có thể dễ dàng thấy được thêm những thông tin khác như về lịch sử chi tiết của làng nghề, sự ra đời của nước mắm, hay thậm chí là việc chia sẻ công thức làm sao để hương vị nước mắm Phan Thiết được nổi danh như vậy. Chắc hẳn nước mắm Phan Thiết phải có điều gì thu hút hấp dẫn đến mức được sự quan tâm chú ý đến vậy rồi, bạn có muốn tiếp tục tìm hiểu về sự ra đời cũng như phát triển của nước mắm Phan Thiết trong suốt mấy trăm năm qua không? Cùng theo dõi ngay thôi nào.
Đầu tiên chính là về lịch sử làng nghề nước mắm, Thành phố Phan Thiết vốn nổi tiếng với việc được thiên nhiên ưu đãi, nhiều cảnh đẹp lại có nguồn hải sản phong phú, nơi đây đặc biệt còn thu hút những du khách tới là bởi có quá nhiều món ăn ngon đến từ nguồn hải sản tươi có sẵn. Cùng với đó một trong những điều mà du khách vẫn không quên nhắc đến Phan Thiết là bởi vì có hương vị nước mắm trứ danh. Ngoài ra nước mắm Phan Thiết còn luôn được nằm trong top những thương hiệu nước mắm danh tiếng nhất khắp đất Việt, vang xa ra tận những nước Châu Á lân cận.
Đọc thêm: Nước mắm cá cơm Phan Thiết
Chính vì vậy sẽ thật sự tiếc nếu như bạn chỉ đi du lịch Phan Thiết để ngắm cảnh hay nghỉ dưỡng rồi về, bạn sẽ không bao giờ biết được mình đã bỏ lỡ những điều gì hay ho cho lần tới đến với Phan Thiết đâu. Vì thế nếu bạn đã chán những địa điểm quen thuộc, để làm mới chuyến đi của mình hãy thử ghé thăm làng nghề nước mắm nổi tiếng nơi đây, và chắc chắn phải tới bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu bảo tàng bạn sẽ hiểu thêm về nghề làm nước mắm Phan Thiết, biết được nước mắm đã có tuổi đời gần 300 năm, hình thành từ thế kỷ thứ 18, đây cũng chính là nghề mà đã giúp ngư dân làng chài nơi này có cuộc sống ấm no đầy đủ hơn.
Nước Mắm được làm ra như Thế Nào?
Ban đầu do lượng cá đánh bắt được khá lớn, mỗi đợt tàu thuyền đem về từ 10 đến 20 tấn. Vì không thể tiêu thụ hết nên ngư dân đã dùng cách lấy muối ướp cá để bảo quản được lâu hơn. Nhưng không ngờ lại phát hiện ra rằng, việc ủ cá với muối lại tạo thành một thứ nước đậm đà mà người ta còn gọi là nước mắm. Trong đầu bạn khi nghĩ tới nước mắm chắc hẳn sẽ nghĩ đến việc đơn giản như chỉ cần cá và muối, ủ đủ ngày tháng là sẽ được thành phẩm phải không? Thật ra thì không hề dễ dàng như thế, người làm nghề cần phải rất kĩ lượng trong từng khâu chuẩn bị, ủ chượp, ra thành phẩm. Quy trình chọn lọc nguyên liệu cũng là một điều rất gắt gao để có thể quyết định việc nước mắm có ngon và đủ dinh dưỡng, chất lượng hay không đó.
Thường thì nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm Phan Thiết vốn là cá cơm. Giữ rất nhiều loại cá cơm khác nhau thì ở đây người ta lại chọn cá cơm than và sọc tiêu để sử dụng. Việc đánh bắt cá cơm sẽ được diễn ra vào tháng tư cho đến tháng tám âm lịch hàng năm. Bởi vì nước mắm sẽ có được hương vị rất ngon và đậm đà nếu được làm vào thời điểm này.
Tiếp theo người ta sẽ chú trọng vào việc chế biến, bởi vì nước mắm Phan Thiết không chỉ có một cách để tạo ra đâu, có đến hai cách chế biến là chế biến trong lều và chế biến trong lu.
Chế biến trong lều
Vì diện tích lều khá nhỏ nên với cách chế biến này thì dụng cụ làm ra nước mắm cũng rất đơn giản. Chỉ cần dùng 3 loại thùng gỗ: thùng trổ, thùng phơi và thùng chứa. Mỗi thùng đều sẽ có kích thước khác nhau. Thùng nhỏ nhất có sức chứa khoảng 4 tấn cá, thùng lớn hơn sẽ chứa được từ 5 đến 6 tấn cá. Rồi ở thùng muối cá sẽ có một lỗ lù để rút nước mắm.
Chế biến trong lu
Cách làm nước mắm trong lu là một cách khá độc lạ vì người làm nước mắm phải thu thập muối trước một năm, phơi lại cẩn thận rồi ủ muối trong chum, vại sành để muối phải thật già. Sau đó tỷ lệ trộn giữa cá và muối sẽ là 10 trên 3.
Điểm đặc biệt ở cách này chính là không phơi hay ủ vại mắm trực tiếp dưới ánh nắng mà chỉ được để dưới bóng râm. Việc này sẽ khiến cá muối được làm chín tự nhiên nhất sau khoảng 12 tháng. Khi đạt độ ngấu thịt cá và dậy mùi thơm thì người ta sẽ tiếp tục công đoạn lọc bằng dụng cụ chuyên biệt được gọi là chuột chượp mắm. Cũng chính vì có phương pháp chế biến thủ công truyền thống đặc biệt này mà người dân Phan Thiết vẫn bảo tồn nguyên vẹn hương vị thơm ngon đặc trưng của nước mắm vùng này.
Đọc thêm: Mua gì làm quà khi đi du lịch Mũi Né
Hình ảnh thường được bắt gặp nhất thời bấy giờ có lẽ là những sân mắm, những thùng lều cao trải dài khắp một vùng, đến nỗi bạn chỉ cần đặt chân đến làng mắm Phan Thiết là có thể cảm nhận được vị mặn chát của muối, hương đặc trưng của cá, của mắm.
Điều Gì Khiến Nước Mắm Phan Thiết Trở Nên Đặc Biệt
Là cách người ta sử dụng loại cá cơm đặc biệt? Là cách ủ chượp cũng khác thường? Hay chính là việc cân chỉnh cho độ đạm dinh dưỡng chuẩn xác để ra được hương vị độc đáo. Độ đạm dinh dưỡng chính là được hình thành trong quá trình thuỷ phân của giai đoạn ủ chượp, thành phần đạm của nước mắm sẽ bao gồm 2 sản phẩm là đạm dinh dưỡng và đạm urê (tức đạm thối). Nếu bạn không biết thì tỷ lệ đạm dinh dưỡng trong nước mắm càng cao, nước mắm sẽ càng ngon. Vì thế khi sử dụng phương pháp ủ chượp – kéo rút thông thường, nước mắm nhỉ chỉ có độ đạm khoảng 28-30oN, còn để có thể cho ra được nước mắm nhỉ có độ đạm cao từ 35-37 độ, người ta sẽ phải quan tâm đến việc chọn cá thật tốt, tươi ngon, tỷ lệ thịt cá cao, ngoài ra nữa thì phải rút thật sạch nước bổi để giảm lượng nước bên trong thùng chượp. Ngoài việc đó ra thì để nước mắm có độ đạm cao hơn, người ta sẽ sử dụng phương pháp đôn đạm, chính là việc dùng nước hoa cà để làm nước châm rồi tiến hành kéo rút lần lượt qua nhiều thùng lều liên tiếp, làm như vậy thì mỗi thùng sẽ tăng thêm được vài độ đạm.
Để nhận biết đâu là nước mắm Phan Thiết thứ thiệt có rất nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cách đơn giản nhất chính là nhìn tổng quan nước mắm. Nước mắm Phan Thiết sẽ sở hữu màu vàng rơm cho đến nâu cánh gián khi sử dụng cá cơm, hoặc màu nâu nhạt nếu là cá nục làm nguyên liệu, ngoài ra nước sẽ trong sánh, ngửi lên có mùi thơm nồng và vị ngọt đậm khó quên. Có lẽ sự khác biệt này đến từ quá trình ủ chượp dưới nắng, gió cộng với nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm thấp đã tác động rõ rệt đến cơ chế lên men – điều này chỉ có tại Phan Thiết mà thôi.
Ngoài ra thì ở Phan Thiết có 3 khu vực làng nghề nước mắm nên đặc điểm nước mắm của mỗi làng nghề cũng không hề giống nhau:
Ở khu làng nghề nước mắm Phú Hài: Vì được sản xuất với quy mô khá lớn nên nước mắm ở đây có độ mặn truyền thống vừa phải, làm sạch, ngon, số lượng khá lớn.
Khu vực phường Thanh Hải: Do hầu hết chỉ là các nhà làm nước mắm nhỏ, nên nước mắm làm ra có độ mặn vừa phải, lại có màu nâu cánh gián đẹp.
Cuối cùng là khu vực phường Hàm Tiến – Mũi Né: Ở đây nguyên liệu cá cơm chất lượng, lại không hề có chứa phụ gia, chính vì vậy mà số lượng sản xuất ra rất hạn chế.
Hiện nay thì tính cả vùng Phan Thiết sẽ cho ra được khoảng 25 lít nước mắm mỗi năm cho thị trường tiêu thụ cả ở trong nước lần nước ngoài. Nước mắm Phan Thiết còn tự hào khi được Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là top 10 nước chấm gia vị nổi tiếng Việt Nam, ngoài ra nước mắm Phan Thiết bây giờ còn được xem là “món quà lưu niệm” đầy ý nghĩa dùng để biếu người thân, bè bạn, khi mà nước mắm bây giờ đang cố gắng khôi phục lại truyền thống, sử dụng tĩn gốm để đựng nước mắm nữa.
Nói đến đây chắc hẳn các bạn đều đã biết tới thương hiệu nước mắm Tĩn, với công thức 300 năm truyền thống, ngoài chất lượng được đảm bảo khi làm thủ công, nước mắm còn được sử dụng tĩn gốm sang trọng, vừa có thể đem biếu tặng lại vừa tăng thêm vẻ đẹp cho gian bếp của gia đình, khẳng định vị thế của nước mắm Phan Thiết cho mỗi bữa ăn thêm đậm đà.
Nguồn: https://nuocmamtin.com/nuoc-mam-truyen-thong-cua-phan-thiet-phat-trien-hon-tram-nam-qua/