Lễ hội hát bội trên đảo Phú Quý của ngư dân đánh cá

Bạn có biết trên đảo Phú Quý có một lễ hội hát bội của gánh hát hơn trăm năm tuổi không? Họ chính là những người ngư dân làng chài, nhưng khi bước lên sân khấu, thì họ lại hóa thân thành những nghệ sĩ hát bội thực thụ.

Ngày thường là ngư dân, lên sân khấu là nghệ sĩ hát bội

Họ là những người nông dân, ngư dân chân lấm tay bùn, nhưng bước lên sân khấu họ thật sự là những nghệ sĩ đam mê với nghệ thuật. Hát bội đã tồn tại hơn 100 năm trên hòn đảo này, thế nhưng người ta chẳng biết rồi lớp trẻ sau này có đủ đam mê để tiếp nối môn nghệ thuật dân dã này hay không.

Lễ hội hát bội trên đảo Phú Quý của ngư dân đánh cá
Ảnh: Linh Phú Quý

Lễ hội hát bội trên đảo Phú Quý

Tại đình Vạn Thanh Phúc trên đảo Phú Quý là nơi mà cả chục nghệ sĩ chuẩn bị cho giờ diễn. Người hóa trang, người chỉnh chu lại trang phục, người đọc lại kịch bản… Nét văn hóa hát bội trên đảo Phú Quý vẫn được giữ gìn và trận trọng.

—- Quảng cáo—-

Lễ hội hát bội trên đảo Phú Quý của ngư dân đánh cá
Những nghệ sỹ trong gánh hát bội Đồng Tâm tề tựu về đình Vạn Thạnh Phú của làng Phú Lâng (xã Long Hải, đảo Phú Quý, Bình Thuận) để biểu diễn trong Lễ Cầu Ngư của dân làng. Ảnh: Linh Phú Quý

Lễ hội hát bội trên đảo Phú Quý được xem là lễ hội lớn nhất trong năm của những người ngư dân sinh sống ở nơi này. Nhằm bày tỏ lòng thành, người dân trong làng dâng lên các vị thần những món lễ vật và tổ chức ca múa linh đình trong nhiều ngày.

Nguồn gốc của lễ hội hát bội trên đảo Phú Quý

Những người dân miền Trung khi lưu lạc đến đảo Phú Quý đã mang theo những phong tục tập quán của địa phương. Trong đó có bộ môn nghệ thuật hát bội. Hát Bội (hát Bộ) ở miền Trung và Bắc gọi là Tuồng. Theo nhiều học giả, hát Bội là một bộ môn nghệ thuật xuất phát từ ca vũ dân tộc Việt Nam, song trong quá trình phát triển, đã tiếp nhận nhiều hình thức biểu diễn và hóa trang của Hí Kịch Trung Quốc.

Lễ hội hát bội trên đảo Phú Quý của ngư dân đánh cá
Ảnh: Linh Phú Quý

Nghệ sĩ hát Bội thời ban đầu đeo mặt nạ để biểu diễn, về sau thay bằng cách vẽ mặt, và truyền mãi tới ngày nay. Vẽ mặt không phải như hóa trang ngày nay, mà màu sắc rất sặc sỡ như đỏ tươi, đen sậm, trắng bạch… nói lên tính tình của nhân vật. Tất cả cũng phải theo nguyên tắc “tượng trưng” của hát bội.

Ảnh: Linh Phú Quý

Trang phục của mỗi nhân vật cũng nói lên tính cách của họ. Bởi thời trước những kỹ thuật âm thanh ánh sáng của sân khấu chưa đủ để khán giả ngồi xa có thể nhìn rõ chi tiết, họ chỉ có thể nhận biết tính cách thiện, ác của nhân vật thông qua trang phục và hình vẽ trên gương mặt.

Ảnh: Linh Phú Quý

Những nghệ sĩ trong gánh hát ở trên đảo hầu hết là người dân lao động. Có người làm ngư dân lênh đênh trên biển, có người làm thợ hồ chân lấm tay bùn, người thì bươn chải ngoài chợ bán cá mỗi buổi sáng… Thế nhưng họ đều có một điểm chung đó là đam mê hát bội.

Ảnh: Linh Phú Quý

Sự đam mê là tất cả

Tạm quên đi những lam lũ hằng ngày, đến những dịp lễ hội, họ khoác lên mình tấm áo kiêu sa, lớp hoá trang dày cộm và cháy hết mình trên sân khấu. Thông thường một vở diễn kéo dài tầm 5 giờ đồng hồ, nhưng số tiền thù lao chỉ đủ chi trả tiền xăng xe.

Người trẻ trên đảo giờ đây đã được tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, họ có nhiều lựa chọn hơn để giải trí và đam mê. Chẳng còn nhiều người trẻ có ý định theo học hát bội để nối nghiệp. Ông Thanh Phong (truyền nhân của gánh hát) tâm sự: “Các con của chú giờ cũng đi đàn nhưng mà là tân nhạc, chứ không theo nghề hát bội. Rồi một ngày nào đó, khi thế hệ của chú không còn đứng vững trên sân khấu thì liệu có ai sẽ thay thế”.

Bài viết: Kênh 14

Đọc thêm:
Lễ hội Kate của đồng bào Chăm
Lễ hội rước đèn trung thu Phan Thiết

5/5 - (1 bình chọn)

error: Content is protected !!