Mũi né xưa khi chưa phát triển du lịch như thế nào?

Mũi Né xưa kia khi chưa phát triển du lịch như thế nào? Sau sự kiện nhật thực toàn phần năm 1995 xuất hiện tại Bình Thuận. Du lịch Mũi Né nói riêng, và du lịch Bình Thuận nói chung được du khách khắp thế giới biết tới. Từ đó tới nay, nghành công nghiệp không khói của Bình Thuận phát triển thần tốc. Với hàng trăm resort, khách sạn đẳng cấp mọc lên.Dưới đây là những hình ảnh Mũi Né xưa từ những năm 1970:

Đường đi đến Mũi Né ngày xưa

mũi né xưa
Đường đi qua biển đá ông địa Mũi Né xưa kia/Ảnh:@GCH Luke

Từ TP Phan Thiết đi Mũi Né, du khách sẽ đi thẳng một đường Nguyễn Thông – Nguyễn Đình Chiểu – Huỳnh Thúc Kháng. Một con đường dài và đẹp, mang ba tên gọi khác nhau. Nhưng xưa kia, để đi ra tới Mũi Né thì chắc không nhanh và đơn giản như bây giờ. Mũi né xưa kia đường đi khá hẹp, bởi những hàng dừa mọc sát ra tới hai bên đường. Cát trắng từ những cồn cát hướng đối diện biển cũng tràn hết xuống đường.

Đọc thêm: Mũi Né ở đâu?

Đường đi đến Mũi Né ngày xưa
Đường đi từ Phan Thiết ra Mũi Né/Ảnh:@Gale Mattison
Xe lam đi mũi né xưa
Xe lam đi Mũi Né – Phan Thiết ngày xưa/ Ảnh:@Gale Mattison

Thời xưa ấy, để đi Mũi Né người dân thường đi bằng xe ngựa thồ, xe lam, xe mink (xe ôm hồi đó). Chỉ có những loại phương tiện này mới dễ dàng di chuyển trên con đường gập ghềnh ấy. Con đường Mũi né xưa kia tuy nó không trơn tru, bằng phẳng. Nhưng trong tâm trí mình, nó là con đường đẹp nhất quê hương. Đẹp bởi những hàng dừa xanh biết, những dòng cát trắng tràng xuống đường, đẹp của nét hoang xơ…

—- Quảng cáo—-

Bãi đá ông Địa ngày xưa

Bãi đá ông Địa ngày xưa
Biển đá ông địa ngày xưa, nơi có am thờ ông Địa/Ảnh:@GCH Luke

Bãi đá Ông Địa là địa danh đầu tiên mà du khách sẽ thấy trên đường đi ra Mũi Né. Tại sao gọi là biển Đá Ông Địa thì mình đã từng có một bài viết nói về điều này. Đây là một địa điểm đẹp và lý tưởng để bạn ngắm bình minh hay hoàng hôn. Ngày xưa khi con đường đi ngang qua biển đá ông địa chưa được làm kè chắn như bây giờ.  Mà chỉ như một con đường mòn. Cứ mỗi lần ba chở mình ra Mũi Né, chạy ngang qua đây, khi sóng biển đập vào là mình rất sợ. Sợ bị lọt xuống biển 🙂

biển đá ông địa ngày nay
Biển đá ông địa ngày nay/Ảnh:@shipped_away

Hồi xưa hay ngày nay, biển đá ông địa không có gì thay đổi lắm. Nó vẫn hoang xơ, với những hòn đá lớn. Một vài sự khác biệt là ngày nay có thêm một bờ kè dài chắn sóng kéo dài ra, để tạo thành bờ cát cho khu du lịch Sealink. Am thờ Ông Địa thì được dời vào phía trong lề đường đi, chứ không nằm ngoài bãi đá như Mũi né ngày xưa.

Đọc thêm: Phan Thiết Xưa

Dòng Suối Tiên ngày xưa ở Mũi Né

Dòng Suối Tiên ở Mũi Né những năm 1970
Suối Tiên Mũi Né ngày xưa/ Ảnh:@Gale Mattison

Nhắc tới Mũi Né là du khách nhớ ngay tới nhiều địa danh nổi tiếng, trong đó có Suối Tiên Mũi Né. Gọi là suối nhưng thực chất đây là một khe nước nhỏ, nằm khuất sau đồi cát. Khi chưa khai thác du lịch, Suối Tiên nhìn rất hoang xơ. Cảnh đẹp hai bên đường lội vào suối sẽ khiến cho bạn phải thốt lên: oh wow! Nơi đây là địa điểm cắm trại yêu thích của nhiều thế hệ học sinh 8x như mình. Là địa điểm yêu thích khi phượt xe đạp cùng đám bạn mỗi dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Suối tiên mũi né ngày nay
Suối Tiên Mũi Né ngày nay / Ảnh:@untie.no

Ngày nay, khi Suối Tiên trở thành một địa điểm du lịch dành cho du khách. Phong cảnh nơi đây theo thời gian cũng có nhiều đổi thay. Vẫn dòng suối ấy nhưng lại mất đi chút nét hoang xơ ở hai bên bờ, bởi những quán ăn mọc lên. Không còn những tháp nhủ cát độc đáo dọc theo dòng suối. Ý thức kém của du khách cũng làm mất vệ sinh cho dòng suối bởi rác thải ra từ việc tham quan của du khách.

Đồi cát Mũi Né năm xưa

Đồi cát mũi né năm xưa
Đồi cát Mũi Né những năm 1970, nơi chơi đùa của những đứa trẻ/ Ảnh:@GCH Luke

Đồi cát Mũi Né (đồi cát đỏ, đồi cát trắng) là địa danh gắn liền với sự phát triển của du lịch Bình Thuận. Nhắc tới Mũi Né là nhắc tới đồi cát bay, du khách nào đi du lịch đến đây cũng hỏi về trò chơi trượt cát. Là điểm du lịch nổi tiếng, Đồi cát bay lại không bị ảnh hưởng nhiều của nghành công nghiệp không khói.

đồi cát bay mũi né
Đồi cát Mũi né ngày nay được du khách yêu thích với thú vui trượt cát/ Ảnh:@phuson

Vẫn là những đồi cát thay đổi hình dạng mỗi ngày, nét đẹp của đồi cát đã hao tốn không biết bao nhiêu cuộn phim, bao nhiêu cái thẻ nhớ của các nhiếp ảnh gia! Ngày xưa khi  du khách chưa biết tới đồi cát. Nơi đây là địa điểm vui chơi đầy thú vị mỗi chiều của những đứa trẻ ở làng chài nghèo Mũi Né. Trò chơi vui nhất, thú vị nhất của đám trẻ nhỏ đó chính là trượt cát và lăn lốp xe trên cát.

Đường đi đến Mũi Né ngày xưa
Đồi cát trắng hay còn gọi là Bàu Trắng/ Ảnh:@wewhodream

Với đồi cát trắng ( Bàu Trắng) cũng là một điểm du lịch nổi tiếng không kém so với đồi cát đỏ. Nơi có hồ nước ngọt khổng lồ nằm giữa những đồi cát trắng bao quanh. Đồi cát trắng nổi tiếng với Tour xe jeep Mũi Né, được ví như là đặc sản giải trí của du lịch Mũi Né.

Đường Nguyễn Đình Chiểu ngày xưa

Đường Nguyễn Đình Chiểu ngày xưa
Ảnh:@Gale Mattison

Dọc theo con đường Nguyễn Đình Chiểu ngày nay, là hàng trăm resort nằm sang sát nhau. Từ đó Mũi Né nổi tiếng là “thủ đô resort”. Mũi Né xưa kia, con đường ấy là nơi có những làng chài nhỏ. Những ngôi nhà lá nằm lát đát dọc theo bờ biển, bên những hàng dừa dậm rạp cao vút. Hồi đó hai bên đường là những hàng dừa kéo dài tới tận đến đồi cát. Vừa đi, vừa ngắm biển, nghe tiếng sóng rì rào rất thích.

Còn ngày nay, khi du lịch Mũi Né phát triển. Hàng dừa không còn nhiều, xóm chài biến mất, không giống như Mũi né xưa kia. Thay vào đó là những resort sang sát nhau như những bức tường thành khổng lồ. Chạy cả vài km cũng không nghe được tiếng sóng, không thấy được biển. Cái gì phát triển thì cũng phải đánh đổi. Đúng như cách nói du lịch là nghành “công nghiệp” không khói…

Đọc thêm: Những căn nhà cỗ xưa còn lại ở Phan Thiết

5/5 - (1 bình chọn)

error: Content is protected !!