Hàng năm, tại Vạn Thủy Tú – một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận, nơi trưng bày bộ xương cốt của loài cá Ông (cá voi) thuộc loài cá lớn nhất, sẽ tổ chức Lễ hội cầu ngư Phan Thiết. Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông thuộc phường Đức Thắng, TP Phan Thiết, hàng nằm đều tổ chức tới 5 lần lễ hội cầu ngư.
Thời gian tổ chức lễ hội Cầu Ngư Phan Thiết
Đại lễ cầu ngư chính được tổ chức từ ngày 19 đến 22 tháng 6 âm lịch. Lễ hội này đã thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối của những ngư dân tỉnh Bình Thuận vào sự hiển linh của loài cá Ông. Ngư dân vạn chài cho rằng loài cá Voi chính là vị Thần biển cả đã cứu trợ họ, giúp đỡ họ trong những chuyến đi biển đầy nguy hiểm. Chương trình khai mạc Lễ hội Cầu ngư năm 2023 sẽ diễn ra vào tối ngày 5/8/2023 (nhằm ngày 19 tháng 6 âm lịch) và lễ chính bắt đầu từ ngày 6 – 8/8/2023 (nhằm ngày 20 – 22 tháng 6 âm lịch) tại Vạn Thủy Tú (phường Đức Thắng, TP. Phan Thiết).
Các phần Lễ và phần Hội Cầu Ngư Bình Thuận
Cũng như ngư dân của các tỉnh nằm dải theo biển Nam Bộ và miền Trung, tập tục thờ phụng loài cá Voi của ngư dân tỉnh Bình Thuận đã bao hàm nhiều nghi thức lễ tôn nghiêm. Ngoài lễ hội Cầu ngư chính được tổ chức từ ngày 19-22 tháng 6 trong năm, một số nghi thức lễ khác cũng được tổ chức thường xuyên tại vạn, đã tập hợp lại thành một hệ thống các nghi lễ như: lễ Thượng ngọc cốt cá Ông, lễ mai táng Ông, Lễ Cầu ngư đầu năm còn được goi là lễ tế Xuân, vẫn diễn ra hàng năm trong dịp tháng Hai âm lịch, lễ Cầu ngư đầu mùa (Hạ nghệ xuống vụ cá Nam) sẽ diễn ra trong tháng 4 âm lịch, lễ Cầu ngư chính mùa thường tổ chức vào tháng Sáu âm lịch, Lễ Mãn mùa tổ chức vào tháng 8 âm lịch.
Lễ hội chính từ ngày 19-22 tháng Sáu âm lịch thường diễn ra trong vòng bốn ngày đêm, tuy nhiên theo tập tục lâu đời, lễ hội cầu ngư chính mùa ở đình Vạn Thuỷ Tú sẽ cúng mặm 2 năm 1 lần, cách 1 năm sẽ đáo lệ làm chay, những năm cúng mặn thì thời gian lễ hội chỉ diễn ra trong 2 ngày 2 đêm. Từ khi mở hội cho đến khi kết thúc, lễ hội đều diễn ra theo một chương trình nghiêm ngặt với nhiều nghi lễ, trong đó đáng chú ý nhất là lễ lễ Nghệ sắc (Ban lâm tế cúng vái thần và rước sắc phong xuống các hương án, báo cáo lễ tết bắt đầu và kính mời các thần về chứng giám). Lễ cúng cá Ông Sanh Thủy Lục được tổ chức tại vùng biển phía ngoài cảng Phan Thiết trong vòng 2 giờ đồng hồ. Đoàn chèo Bá Trạo sẽ trình diễn trong lễ cung nghinh thần Nam Hải từ nơi biển xa về. Về tới Vạn, đoàn Bá Trạo tiếp tục hát chèo để mời các vị thần về ngự trong Vạn.
Phần hội cũng bắt đầu diễn ra bên ngoài và cả trên biển khi đang tế lễ Nghinh Ông (rước thần Nam Hải) từ biển về vạn chài. Đoàn chèo Bá Trạo chủ yếu là biểu diễn trên thuyền, trên quãng đường từ cửa biển rước về Vạn Thủy Tú với những bộ trang phục đặc sắc trong nghi lễ.
Một số hoạt động khác của lễ hội cầu ngư
Ngoài ra, lễ hội còn có phần lễ phóng đăng trên biển, đó là lễ thả thuyền cúng cho các linh hồn đã bỏ mạng trên biển, lễ phá cộ, lễ phóng sanh bao gồm cả 2 yếu tố là phần lễ và phần hội cùng phối hợp. Trong đó, lễ rước thần Nam Hải luôn là nghi lễ quan trọng nhất, mang tính văn hóa cộng đồng rõ rệt, là nghi lễ mở đầu cho hàng chục nghi lễ sau đó. Lễ chính trong lễ rước thần Nam Hải là điểm nổi bật của lễ cầu ngư. Đoàn rước có rất đông người tham gia, trong đó có các đoàn lễ, đoàn chèo Bá Trạo, đoàn nhạc lễ, các sư sãi, với đủ các loại trang phục… Đặc biệt là hàng chục chiếc thuyền lớn có cắm cờ quạt và rất đông người tham gia xen lẫn với điệu hò chèo Ba Trạo, nghi lễ diễn ra trong 1 giờ đồng hồ để nghinh Thần trên biển thu hút sự quan tâm của người xem.
Lễ hội Cầu ngư ở Phan Thiết là một nét văn hóa tín ngưỡng dân gian, một phong tục tập quán có mối quan hệ mật thiết với tâm linh. Tất cả những mối liên hệ này đã gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng hòa quyện vào nhau, và có tác động qua lại, tạo nên một lễ hội mang đậm những nét đặc trưng văn hóa biển như ngày nay.
>>>Đọc thêm:
–Lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết
–Lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty Phan Thiết
–Lễ hội Tết Kate của đông bào Chăm